Shophouse là gì? Lường trước rủi ro và những kinh nghiệm đầu tư quý giá

Shophouse là gì?

a. Khái niệm Shophouse

Shophouse là hình thức căn hộ nhà ở kết hợp với cửa hàng thương mại. Shophouse còn được gọi là nhà phố thương mại với thiết kế thông minh, đa năng và giúp tối ưu mục đích sử dụng của người sở hữu từ ở cho tới kinh doanh.

Shophouse không quá mới mẻ trên thị trường bất động sản thế giới. Tại các quyết gia phát triển như: Singapore hay Malaysia, Shophouse đã sớm phát huy được lợi thế của mình và trở thành phân khúc đón sóng đầu tư vô cùng mạnh mẽ. Ở thị trường Việt Nam, Shophouse vừa mới xuất hiện đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của khách hàng và nhà đầu tư bởi sự đa dụng của nó. Hiện tại, các dự án có hạng mục Shophouse luôn chiếm được lợi thế và hiệu ứng tiếp thị rất tốt.

b. Những đặc điểm cơ bản của Shophouse

  • Về vị trí: Shophouse thường nằm ở tầng trệt của các khu căn hộ lớn, hoặc mặt tiền đường chính, đông người lưu thông qua đó, các căn shophouse sẽ dễ dàng có được nguồn khách tiềm năng từ chính trong khu đô thị.
  • Về thiết kế: Shophouse thường được xây dựng theo kiểu 2 tầng tách biệt trở lên, nhằm đáp ứng nhiều chức năng khác nhau như mở cửa hàng, cho thuê làm văn phòng, làm nhà ở,...
  • Shophouse có 2 loại cơ bản: shophouse chung cư shophouse thấp tầng

Shophouse là gì - 1

Các rủi ro đầu tư Shophouse có thể gặp phải

Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư bất động sản lớn, shophouse tuy không mới lạ nhưng sẽ là hình thức không bao giờ hết "Hot". Lợi nhuận có thể khai thác từ sản phẩm này thường cao hơn rất nhiều so với đất nền hoặc nhà phố. Mặt khác, nhu cầu sử dụng shophouse ngày càng tăng, dẫn đến khả năng thanh khoản rất tốt. Thế nhưng, đầu tư shophouse không hề đơn giản là bỏ tiền ra và ngồi chờ thu lại lợi nhuận, rủi ro là điều không thể tránh khỏi.

Từ khảo sát thị trường kinh doanh và đầu tư shophouse những năm gần đây, các rủi ro cơ bản nhà đầu tư thường gặp khá giống nhau:

  • Shophouse của các khu đô thị trọng điểm, vị trí đắc địa giá bán khá cao. Đặc biệt, giao dịch sau bị nâng giá lên vài trăm thậm chí vài tỷ đồng so với giao dịch trước. Điều này sẽ cực kỳ rủi ro đối với các nhà đầu tư thứ cấp, nếu giá bị đẩy lên quá cao sẽ rất khó kiếm lời nếu bán lại.
  • Rủi ro về tiến độ bàn giao. Hầu hết shophouse thuộc các dự án sẽ bán dựa trên hình ảnh bất động sản hình thành trong tương lai, vì vậy tiến độ bàn giao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và các mục đích sử dụng khác.
  • Rủi ro về kiến trúc, phong thủy và cảnh quan, shophouse chủ yếu sử dụng để kinh doanh, nên các yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến người thuê hoặc người mua lại. Nhà đầu tư nên xem rõ bản quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án trước khi quyết định đầu tư.
  • Rủi ro ngâm vốn, chịu lỗ trong thời gian đầu. Hầu hết các dự án đô thị cần ít nhất 6 tháng - 1 năm mới bắt đầu có dân cư đông đúc. Trong khoảng thời gian này, shophouse chỉ có thể sử dụng để ở, hoạt động kinh doanh sẽ chưa có hiệu quả.
  • Các căn hộ Shophouse sẽ có mức giá đầu tư lớn cao hơn so với căn hộ thông thường ít nhất khoảng 20%. Vì vậy, khách hàng và nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng bài toán kinh tế trước khi mua.

Shophouse là gì - 2

Kinh nghiệm đầu tư shophouse luôn có lời từ các chuyên gia

Đối với các khu đô thị hiện nay, tỷ lệ Shophouse sẽ chiếm khoảng từ 2 - 5% số lượng sản phẩm bất động sản của dự án. Tỷ lệ này không chỉ mang lại lợi nhuận và hiệu quả cao cho chủ đầu tư, mà còn mở rộng cơ hội đầu tư cho khách hàng. Hầu hết các dự án đều PR bằng cách đưa ra lợi nhuận đầu tư. Trong đó, phần lớn sẽ cam kết lợi nhuận cho shophouse giao động ở mức 8 - 12% mỗi năm, thậm chí một số dự án mạnh dạn khẳng định con số lên đến 15 - 18%.

Để đạt được mức lợi nhuận mong muốn, nhà đầu tư không thể nhắm mắt "ném tiền" bừa, mà phải có chiến lược đầu tư rõ ràng. Dưới đây là những kinh nghiệm đầu tư được chia sẻ từ các chuyên gia và nhà đầu tư lớn đã giàu lên nhờ Shophouse:

  • Nắm bắt đặc tính của từng loại shophouse và đưa ra phương án đầu tư hợp lý đối với quy mô và vị trí của dự án. Đối với shophouse chung cư, lợi nhuận cho thuê rất cao nhưng tiềm năng tăng giá trung bình, tính thanh khoản lại khá thấp. Đối với shophouse thấp tầng, lợi nhuận cho thuê trung bình nhưng tiềm năng tăng giá lớn, tính thanh khoản cao.
  • Lựa chọn vị trí shophouse có tiềm năng phát triển tốt. Shophouse càng gần với khu dân cư sẽ càng có lượng khách hàng lớn và tiềm năng sinh lời cao hơn.
  • Cân nhắc kỹ yếu tố phí dịch vụ và vận hành của dự án, phải đảm bảo yêu cầu về giá trị lãi suất.
  • Chú ý đến quyền sở hữu của shophouse, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và kế hoạch kinh doanh. Hiện tại, loại căn hộ shophouse đang cso 2 hình thức sở hữu cơ bản là: Loại căn hộ Shophouse có hình thức sở hữu sổ đỏ lâu dài, thường là Shophouse nằm tại các dãy nhà phố trong khu đô thị, biệt thự liền kề 4-5 tầng; Loại căn hộ Shophouse có sổ đỏ 50 năm, Shophouse nằm tại vị trí tầng 1 – 2 khối đế chung cư.
  • Khả năng thanh khoản hoặc nhu cầu thuê shophouse chính là yếu tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận của đầu tư. Nên ưu tiên đầu tư vào các khu vực thương mại phát triển, dân cư đông và tỷ lệ cạnh tranh không quá cao.

Shophouse là gì - 3

Đầu tư shophouse hay Condotel, bên cạnh kinh nghiệm đầu tư, nhà đầu tư phải xem xét đến các công cụ hỗ trợ về quảng cáo, nhằm thu hút người thuê cũng như tăng khả năng mua bán, chuyển nhượng. Đặc biệt, yếu tố pháp lý shophouse cần được kiểm tra chặt chẽ ngay từ đầu để tránh những rắc rối không đáng có.

>>>> Xem thêm:

Đánh giá của bạn