Những vấn đề pháp lý cần nắm về sở hữu Shophouse

Shophouse là mô hình sinh ra để phục vụ số đông nhưng lại không thuộc về số đông. Việc sở hữu được căn Shophouse không phải là điều dễ dàng, bởi bên cạnh số tiền bỏ ra thì Shophouse tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể khiến nhà đầu tư thứ cấp ôm trái đắng. Một trong những rủi ro thường thấy nhất chính là vấp phải vấn đề pháp lý của dự án. Do đó, trước khi quyết định đầu tư vào loại hình này, nhà đầu tư phải biết những thông tin pháp lý cần thiết về Shophouse dưới đây.

Shophouse là loại hình bất động sản đang nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng và giới đầu tư. Nhưng để hiểu rõ về nó thì không phải ai cũng biết. Trước khi quyết định đầu tư vào đây, cả khách hàng lẫn nhà đầu tư đều phải biết: Shophouse là gì, các yếu tố quyết định đến giá trị của Shophouse, những cách sinh lời từ Shophouse... và cuối cùng là tính pháp lý của loại hình bất động sản này.

Tính pháp lý của loại hình Shophouse

Theo thông tin từ Bộ xây dựng, pháp luật hiện thành vẫn chưa có những quy định cụ thể và minh bạch đối với loại hình Shophouse. Và việc mua bán loại hình căn hộ này vẫn được áp dụng những thủ tục như các căn hộ khác.

Những vấn đề pháp lý cần nắm về sở hữu Shophouse 1

Pháp lý của Shophouse ảnh hưởng đến tương lai của bất động sản này

Có 2 loại Shophouse với thời hạn sở hữu khác nhau:

  • Shophouse khối đế:

Là phần tầng dịch vụ của một chung cư, để nhà đầu tư có thể kết hợp kinh doanh thương mại và để ở. Vì lý do, khi thực hiện một dự án đầu tư thì chủ đầu tư sẽ được nhà nước cho thuê đất và giao lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo quy định đối với những Shophouse là khối đế của tòa nhà chung cư thị hiện vẫn chưa rõ ràng về các tính chất pháp lý. Tại Điều số 13, Luật đầu tư 2014, khoản 3 Điều 126 Luật đất đai năm 2013 thì dự án này được quyền sở hữu công trình, quyền sử dụng đất theo thời gian là 50 năm.

Sau khi hết thời hạn sẽ không cần đền bù, giải tỏa. Việc sở hữu Shophouse trong thời gian 50 năm cũng giống như việc thuê nhà 50 năm mà không bị tăng về giá. Có sổ hồng và việc sang nhượng chủ quyền cũng được diễn ra như đối với căn hộ bình thường.

  • Shophouse thấp tầng khu biệt thự liền kề:

Loại hình này được xây dựng sát nhau thành từng dãy trong một lô đất nằm liền nhau. Shophouse thấp tầng khu biệt thự liền kề thường chú trọng về vấn đề để ở, bởi thiết kế không tối ưu cho việc hoạt động kinh doanh. Được xây dựng và quy hoạch trong khu đô thị có nhiều không gian, nhiều tiện ích đẳng cấp và hệ thống sân vườn cây xanh cũng được chú trọng và đầu tư. Mật độ xây dựng của những căn liền kề thương từ 80-90%. Cũng giống như biệt thự, loại hình này cũng áp dụng các quy định pháp lý tương tự. Người sử dụng đất sẽ được sử dụng với thời gian lâu dài trong Luật đất đai năm 2013 là pháp lý sử dụng sổ đỏ lâu dài.

Những vấn đề pháp lý cần nắm về sở hữu Shophouse 2

Shophouse là một phân khúc bất động sản mang lại khả năng sinh lời cao

Vấn đề pháp lý của Shophouse

Pháp lý của Shophouse là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng nhưng thường thì vấn đề này chủ đầu tư sẽ không nói nhiều về nó. Do đó, để hiểu rõ về pháp lý của Shophouse bạn đang dự định sở hữu thì phải nắm rõ được thông tin bằng cách tìm hiểu về dự án thông qua chủ đầu tư, nếu có gì thắc mắc thì phải hỏi ngay để được giải đáp kịp thời. Vì chưa có những quy định cụ thể và khi pháp lý của một dự án không được công khai thì nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi mua bán. Việc hiểu rõ về những quy định pháp lý của Shophouse là điều hết sức cần thiết.

Những vấn đề về pháp lý của Shophouse nhà đầu tư cần nắm được nếu muốn sở hữu trước khi ký hợp đồng mua căn Shophouse là:

  • Thời gian sẽ bàn giao căn Shophouse
  • Giấy phép xây dựng
  • Hợp đồng mua bán cụ thể
  • Chi phí mức quản lý vận hàng sau khi đưa vào kinh doanh
  • Giá trị nguyên vật liệu và điều kiện bàn giap chi tiết về Shophouse
  • Những quy định và điều khoản những ngành hàng và những hạn chế kinh doanh tại Shophouse đó…

Những vấn đề pháp lý cần nắm về sở hữu Shophouse 3

Pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng khi muốn sở hữu Shophouse

Những chủ đầu tư lớn và uy tín trên thị trường chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm có giá trị, vì thế hãy kiểm tra dự án này của chủ đầu tư nào? Đó cũng chính là một trong những lý do để chắc chắn về vấn đề pháp lý của dự án. Chỉ khi những quy định về pháp lý của Shophouse được đảm bảo và chắc chắn thì nhà đầu tư mới quyết định để đầu tư.

Ngoài ra, vì chưa có những quy định cụ thể nên nhà đầu tư phải cân nhắc trước khi mua Shophouse và điều thiệt thòi ở đây đó là không được phép đăng ký tạm trú, tạm vắng vì quy mô xây dựng những căn Shophouse không phải có mục đích để ở.

Rủi ro của Shophouse luôn tồn tại song hành, vì vậy dù trong bất kì hoàn cảnh nào, nhà đầu tư vẫn phải tìm hiểu một cách kỹ lưỡng tính pháp lý về sở hữu Shophouse. Bởi pháp lý chính là một trong những rủi ro lớn, nó ảnh hưởng to lớn đến loại hình bất động sản mà bạn đang sở hữu trong tương lai. Nếu có những vướng mắc về pháp lý bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của cơ quan chức năng để đảm bảo sự an toàn.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn