Người đứng tên sổ đỏ có quyền gì? (Quy định mới nhất)

Sổ đỏ nhà đất được cấp cho người sở hữu hoặc những người đồng sở hữu tài sản. Vậy, người đứng tên sổ đỏ sẽ có quyền lợi gì? Pháp luật quy định ra sao?

Theo luật đứng tên sổ đỏ mới nhất, Luật Đất đai 2013, người đứng tên trên sổ đỏ sẽ có những trường hợp cơ bản sau đây:

  • 1 người đứng tên một mình trên sổ đỏ
  • 2 người đứng tên trên sổ đỏ (là vợ chồng)
  • 2 người chung tiền mua 1 mảnh đất cùng đứng tên sổ đỏ (không phải là vợ chồng)
  • Nhiều người cùng đứng tên trên sổ đỏ
    ...

Tùy thuộc vào từng trường hợp về người đứng tên trên sổ đỏ mà quyền lợi sẽ có sự khác biệt.

Quyền lợi chung chủ người đứng tên sổ đỏ

Quyền của người đứng tên sổ đỏ-1

Căn cứ vào các quy định liên quả của các cơ sở pháp lý:

  • Luật Đất đai 2013
  • Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định chi tiết nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai
  • Luật Hôn nhân gia đình 2004
  • Luật Dân sự 2015

Người đứng tên sổ đỏ sẽ được sẽ có các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật như sau:

  • Quyền sử dụng: chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản của mình theo ý chí riêng, chỉ cần không gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Quyền định đoạt: chủ sở hữu có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu,tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản

(Căn cứ điều 190 và 192 Bộ luật dân sự 2015)

  • Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản có liên quan đến đất( sổ đỏ).
  • Được hưởng kết quả lao động, kết quả đầu tư từ đất.
  • Được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Được hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất
  • Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có người xâm phạm lợi ích hợp pháp về đất đai.
  • Được bồi thường khi nhà nước tiến hành thu hồi đất
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và các hành vi vi phạm về đất đai

(Căn cứ điều 166 Luật đất đai 2013)

  • Người đứng tên sổ đỏ có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất và quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.

(Căn cứ điều 167 và điều 171 của Luật Đất đai 2013)

Ngoài ra, đối với sổ đỏ nhà ở - giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng nhà ở, người đứng tên sổ đỏ còn có các quyền như sau:

  • Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình
  • Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác pháp luật không cấm
  • Được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
  • Bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, đổi, đổi thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở
  • Sử dụng chung của các công trình tiện ích công cộng ở khu nhà đó
  • Bảo trì, xây dựng, cải tạo, phá dỡ nhà ở
  • Được bồi thường khi được nhà nước trưng dụng, thu hồi
  • Khiếu kiện, khiếu nại khi quyền và lợi ích hợp pháp về nhà ở của mình bị xâm phạm

(Căn cứ điều 10 Luật nhà ở 2014)

Quyền hạn người đứng tên sổ đỏ trong sổ đỏ ghi tên từ 2 người trở lên

Đối với trường hợp 1 mình đứng tên sổ đỏ thì người đứng tên sẽ hưởng đầy đủ các quyền lợi vừa nêu trên, người này có thể toàn quyền định đoạt đối với nhà đất mà không cần thông qua ý kiến, sự đồng ý của bất kỳ ai.

Tuy nhiên, với sổ đỏ đứng tên từ 2 người trở lên, quyền hạn đối với nhà đất sẽ có sự thay đổi.

Quyền của người đứng tên sổ đỏ-2

Trường hợp sổ đỏ đứng tên 2 ngoài là vợ chồng:

Đất là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Mặc dù 02 người có quyền như nhau, nhưng khi thực hiện các quyền đối với nhà đất do 2 người đứng tên sổ đỏ buộc phải có chữ ký của người còn lại.

Trường hợp sổ đỏ đứng tên nhiều người:

Thứ nhất, nhiều người cùng đứng tên sổ đỏ dưới hình thức được cho/tặng, thừa kế (có văn bản phân chia tỷ lệ thừa hưởng)

Đối với trường hợp này, ngoài các quyền lợi cơ bản dành cho người đứng tên sổ đỏ, cần lưu ý thêm những giới hạn về quyền sau đây:

  • Không được tự ý thực hiện các hoạt động tác động đến nhà đất khi chưa có được chữ ký trong hợp đồng thỏa thuận của tất cả những người có tên trên sổ đỏ.
  • Hoa lợi sinh ra từ nhà đất sẽ được chia tương ứng với phần trăm nhà đất sở hữu.
  • Khi chia tài sản là nhà đất, tùy thuộc vào số liệu được thừa hưởng của từng người mà người đó được hưởng phần tương ứng. Không có quyền xâm phạm, định đoạt phần của người còn lại.

Riêng với hình thức nhiều nhiều cho/tặng, thừa kế kho ghi rõ phần thừa hưởng, thì hoa lợi và phần hưởng đối với nhà đất cả những người có tên trên sổ đỏ sẽ được chia đều, giống nhau.

Thứ 2, nhiều người đứng tên trên sổ đỏ theo hình thức chung tiền mua đất

Ngoài các quyền lợi tác động định đoạt đối với nhà đất giống nhau (phải có sự đồng ý của những người còn lại đứng trên trên sổ đỏ). Thì hoa lợi, phần hưởng đối với nhà đất sẽ được chia theo phần trăm số tiền bỏ ra mua đất so với tổng tiền mua đất ban đầu. Nếu chung 50/50 thì quyền lợi thừa hưởng là giống nhau, còn có chênh lệch thì tính theo phần trăm của người đó.

Dựa vào nội dung vừa nêu trên, tùy thuộc vào trường hợp đứng tên sổ đỏ mà anh chị có thể đối chiếu quyền lợi và các quy định giới hạn quyền tương ứng.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn