Luật đứng tên sổ đỏ mới nhất năm 2020 (những điều cần biết)

Dựa trên những bất cập phát sinh khi giải quyết quyền và nghĩa vị của người sử hữu đất đai có tên trong sổ đỏ, luật đứng tên sổ đỏ mới nhất đã có những thay đổi quan trọng.

Sổ đỏ, sổ hồng thực chất là tên gọi thông dụng và có tính chính xác nhất, tùy theo thời kỳ mà nó còn có các cách gọi khác như: giấy chứng nhận bất động sản, giấy chứng nhận sở hữu đất và sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà ở,…

Dù là tên gọi nào, thì các quy định về sở hữu cũng chỉ có một. Theo quy định của nhà nước, kể từ ngày 29/10/2009 thống nhất các loại Giấy chứng nhận thành Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất. Đây được xem là chứng từ có giá trị pháp lý để Nhà nước có thể nhận biết người sở hữu các quyền hạn trên sổ đỏ bạn đang nắm giữ.

Vậy quy định của pháp luật đứng tên sổ đỏ mới nhất thể hiện như thế nào? Dưới đây sẽ là thông tin chi tiết và chính xác nhất anh/chị cần biết:

Nguyên tắc ghi tên, xác định người đứng tên sổ đỏ (chủ sở hữu)

Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền, việc ghi tên trong sổ đỏ được luật mới có một số thay đổi như sau:

- Trường hợp 1: nhiều người chung quyền sở hữu và sử dụng đất/nhà và tài sản gắn liền

  • Sổ đỏ, sổ hồng phải ghi đầy đủ tên của tất cả những người có quyền sở hữu chung bất động sản đó và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận.
  • Trường hợp các đồng sở hữu đứng tên chung sổ đỏ yêu cầu chỉ cấp chung 1 giấy chứng nhận và trao cho một người người đại diện đứng tên sổ đỏ nắm giữ sổ.

Dù cấp chung 1 giấy chứng nhận hay cấp riêng giấy chứng nhận thì các đồng sở hữu đứng tên sổ vẫn có quyền sử dụng, định đoạt ngang nhau theo thỏa thuận.

-Tường hợp 2: nhà đất là tài sản chung của vợ và chồng

Trường hợp này sổ đỏ sẽ ghi tên cả vợ và chồng, 02 người sẽ có quyền sử dụng và định đoạt đối với nhà đất ngang nhau. Trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận chỉ 1 người vợ hoặc chồng đứng tên sổ đỏ.

- Trường hợp 3: nếu bất động sản là tài sản chung mà sổ đỏ đứng tên 1 người

  • Được phép cấp đổi sổ đỏ mới, đứng tên cả vợ và chồng nếu có yêu cầu.
  • Quy định về người được phép đứng tên trên sổ đỏ

luật đứng tên sổ đỏ mới nhất - 1

Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên trên sổ đỏ?

Theo nội dung luật đứng tên sổ đỏ mới nhất, vấn đề độ tuổi đứng tên sổ đỏ nhà đất là mấy, tuổi, trẻ em đứng tên sổ đỏ được hay không pháp luật không quy định.

Theo đó, không có giới hạn về độ tuổi nên nếu muốn cho con đứng tên sổ đỏ kể cả trường hợp sẻ sơ sinh vẫn hoàn toàn có thể đứng tên sổ đỏ khi đó là tài sản được tặng cho, thừa hưởng di sản thừa kế nếu người đại diện đồng ý thì vẫn được đứng tên trên sổ đỏ ngay thời điểm nhận thừa kế, tặng cho cả khi chưa đủ 18 tuổi.

Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục đứng tên sổ đỏ đối với các trường hợp dưới 18 tuổi thì những đối tượng này không trực tiếp thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà sẽ cần thông qua người đại diện theo pháp luật do chưa đủ năng lực hành vi dân sự để giao dịch dân sự.

Một người được phép đứng tên bao nhiêu sổ đỏ?

Dựa vào quy định tại Điều 205 của bộ luật dân sự có quy định như sau:

  • Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân
  • Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị

Như vậy, 1 người có thể đứng tên nhiều sổ đỏ. Tuy nhiên, cá nhân vẫn phải đảm bảo nằm trong hạn mức sử dụng đất theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại thời điểm sở hữu đất đai. (Cá nhân vẫn có thể đứng tên sổ đỏ ở các tỉnh/thành phố khác chưa vượt hạn mức)

luật đứng tên sổ đỏ mới nhất - 2

Người đứng tên trên sổ đỏ có quyền gì?

Tên của cá nhân, tổ chức hay sổ đỏ ghi hộ gia đình trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất (sổ đỏ) được xem là căn cứ xác lập và bảo vệ quyền cho người sử dụng đất.

- Trường hợp bất động sản là đất:

Theo điều 166 Luật Đất đai quy định về quyền chung của người sử dụng đất, thì người có tên trên sổ đỏ có những quyền như sau:

  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất
  • Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp
  • Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

- Trường hợp bất động sản là nhà:

Theo điều 10 Luật nhà ở 2014 ghi nhận về Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở bao gồm:

  • Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình
  • Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm
  • Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai
  • Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, uỷ quyền quản lý nhà ở,... theo đúng quy định.
  • Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
  • Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng
  • Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

luật đứng tên sổ đỏ mới nhất - 3

Ủy quyền đứng tên sổ đỏ có được hay không? An toàn không?

Trên thực tế, rất nhiều hợp đồng ủy quyền đứng tên sổ đỏ đang được thực hiện nhằm nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, văn bản ủy quyền chỉ có hiệu lực khi sự thỏa thuận các bên mà bên được ủy quyền sẽ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền và được trả thù lao. Do đó, đối tượng của ủy quyền phải là công việc.

Theo các quy định về nhà đất thì việc ủy quyền đứng tên sổ đỏ là không đúng quy định của pháp luật vì vậy việc ủy quyền để người khác đứng tên sổ đỏ rất rủi ro. Người được ủy quyền hoàn toàn có thể không thực hiện đúng thỏa thuận. Nếu kiện tụng, dù có hợp đồng ủy quyền đứng tên quyền sử dụng đất thì khi mua đất nhờ người khác đứng tên giùm thì pháp luật sẽ bảo hộ người đứng tên trên sổ đỏ.

Vì vậy, không nên ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ. Trong trường hợp không thể đứng tên trên sổ đỏ, chỉ nên nhờ người thân đáng tin cậy đứng giúp, đến khi thuận tiện thì làm thủ tục sang tên sổ đỏ.

Trên đây là những nội dung liên quan đến luật đứng tên sổ đỏ mới nhất năm 2020. Anh/chị có thể xem thêm một số bài viết liên quan đến chủ đề này trên Thị Trường Today, chúng tôi sẽ cập nhật thường xuyên.

>>>> Xem thêm:

Đánh giá của bạn