Giới thiệu chi tiết khu công nghiệp Tân Hương (Tiền Giang)

Khu Công Nghiệp Tân Hương được đầu tư nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế tỉnh Tiền Giang phát triển, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công nghệ cùng nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng về chủng loại. Đi vào hoạt động năm 2007, sau hơn 13 năm, đây vẫn là KCN trọng điểm trên địa bàn.

Theo số liệu thống kê, đến năm 2017 toàn tỉnh Tiền Giang có 7 Khu công nghiệp với diện tích 2.080,47 ha đã đi vào hoạt động, gồm: Khu công nghiệp Mỹ Tho, Khu công nghiệp Tân Hương, Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp, Khu công nghiệp Bình Đông, Khu công nghiệp Long Giang, Khu công nghiệp Tân Phước 1 và Khu công nghiệp Tân Phước 2.

Đến năm 2020, hầu hết các dự án khu công nghiệp đã có tỷ lệ lấp đầy trên 90%. Trong đó, Khu công nghiệp Mỹ Tho (79,14 ha) và Tân Hương (197,33 ha) đã lấp đầy 100% từ 2 - 3 năm trước.

Khu công nghiệp Tân Hương, không chỉ tác động trực tiếp đến kinh tế công nghiệp tỉnh Tiền Giang mà đây cũng được xem là KCN điểm hình của vùng công nghiệp với hiệu quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ công nghiệp luôn vượt kế hoạch mục tiêu.

KCN Tân Hương-1

Tìm kiếm thông tin về khu công nghiệp Tân Hương tỉnh Tiền Giang, dưới đây là chi tiết cần biết:

Chủ đầu tư khu công nghiệp Tân Hương là ai?

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Nhựt Thành Tân

Nhựt Thành Tân là một trong những doanh nghiệp thu hút đầu tư tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang. Khu công nghiệp( KCN) Tân Hương được thành lập theo quyết định số 1517/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 26 tháng 09 năm 2006. Đến nay, Khu công nghiệp Tân Hương đã hoàn thành gần 95% kế hoạch hạ tầng trên tổng diện tích gần 200 ha với tổng vốn đầu tư hơn 547 tỷ đồng.

Ngoài khu công nghiệp Tân Hương tại tỉnh Tiền Giang, hiện Công ty TNHH Nhựt Thành Tân cũng đang là chủ đầu tư thực hiện dự án Khu công nghiệp An Hạ tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh.

Vị trí khu công nghiệp Tân Hương

  • Địa chỉ chính xác: tại xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Khu công nghiệp nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đây là đầu mối giao thông giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn đi vào trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là TP.Hồ Chí Minh.

  • Cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 50km
  • Cách Tp.Mỹ Tho 12 km về phía Tây Nam
  • Cách cảng Hiệp Phước khoảng 45km
  • Cách Sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 43km

Quy mô dự án khu công nghiệp Tân Hương

  • Tổng diện tích dự án: 197.33ha

Ranh giới và phạm vi lập quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Tân Hương:

  • Phía Đông Nam cách Quốc lộ 1A: 150 m
  • Phía Tây cách tỉnh lộ 866: 1.500 m
  • Phía Nam giáp lộ Liên Tân
  • Phía Bắc - Đông Bắc cách Hương lộ 18: 150 m

Dự án khu công nghiệp Tân Hương được chia thành 02 giai đoạn thi công: giai đoạn I gồm 138ha và giai đoạn II gồm 59,33ha. Cơ cấu sử dụng đất cụ thể như sau:

  • Đất xây dựng nhà máy: 72,42ha
  • Đất kho tàng: 18,46ha
  • Đất xây dựng công trình điều hành và dịch vụ: 6,2ha
  • Đất xây dựng công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 5,55ha
  • Đất cây xanh, công viên và mặt nước: 11,97ha
  • Đất đường giao thông: 23,41ha

KCN Tân Hương-2

Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tân Hương

  • Đường trong khu công nghiệp rộng 16m, dãy cây xanh giữa 3m, cây xanh 2 bên vỉa hè 15m, 4 làn đường.
  • Điện được cung cấp từ tuyến điện 22KV
  • Tiêu chuẩn nhà máy xử lý nước: Xử lý vi sinh đạt cột A TCVN 40 : 2011/BTNMT Công suất xử lý tối đa hiện nay 4.500m3/ngày
  • Công suất xử lý nước thải hiện nay: 4.500m3/ngày
  • Cột nước cứu hỏa được lắp dọc theo các tuyến đường trong KCN, mỗi trụ cách 150m
  • Internet: cáp quang(VNPT và Viettel)
  • Hệ thống cây xanh cảnh quan phủ 20% tổng diện tích khu công nghiệp

Ngành nghề thu hút đầu tư tại khu công nghiệp Tân Hương

  • Điện, điện tử, công nghệ thông tin
  • Cơ khí: chế tạo thiết bị và phụ tùng cơ giới hóa nông nghiệp, chế tạo máy động lực cho ngành xây dựng và công nghiệp vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng khác
  • Hóa chất: sản xuất các hóa chất công nghiệp cơ bản
  • Phân bón
  • Hóa mỹ phẩm, dược phẩm, phức hợp dược, thuộc vi sinh
  • Công nghiệp hàng tiêu dùng: dệt may, sản xuất sợi, len, vải cao cấp, giày dép, bao bì, nhựa, đồ chơi
  • Chế biến nông lâm sản
  • Công nghiệp gốm sứ, thủy tinh, vật dụng gia đình và hàng thủ công mỹ nghệ

Ngoài việc hưởng lợi từ các cụm công nghiệp và khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp Tân Hương nói riêng và các KCN tại Tiền Giang nói chung đang trông chờ những tác động tích cực từ 2 Vùng công nghiệp tập trung là Vùng công nghiệp Đông Nam Tân Phước (4.082 ha) và Vùng công nghiệp khu vực Gò Công(12.006,21 ha).

Giai đoạn 2020 - 2025, khu công nghiệp Tân Hương vẫn là dự án được tỉnh Tiền Giang đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện lớn cho các doanh nghiệp hoạt động bên trong dự án nhiều cơ hội phát triển đường dài.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn