Hướng dẫn soạn hợp đồng thuê mặt bằng và 05 điều cần làm trước khi ký

Hợp đồng thuê mặt bằng là một loại hợp đồng kinh doanh, trong đó văn bản đóng vai trò giao kết giữa bên cho thuê và bên thuê về việc sử dụng căn nhà được thuê đó làm trụ sở kinh doanh hoặc làm nơi buôn bán.

Một cách hiểu khác, hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh chính là một bản hợp đồng dân sự trong đó bên cho thuê sẽ phải giao nhà cho bên thuê để họ sử dụng vào mục đích kinh doanh, buôn bán trong một khoảng thời gian nhất định và người thuê cũng phải chịu trách nhiệm trả tiền thuê cho chủ nhà theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Để đảm bảo quyền lợi cho bên thuê và bên cho thuê, hợp đồng phải nêu đầy đủ các điều khoản thỏa thuận sử dụng mặt bằng kinh doanh và các nghĩa vụ liên quan phải thực hiện. Các điều khoản trong hợp đồng thuê mặt bằng phải rõ ràng, súc tích, đơn giản và tuân theo quy định của pháp luật. Hợp đồng thuê mặt bằng có giá trị phải có đầy đủ chữ ký của 2 bên, đối với các hợp đồng có thời hạn từ 06 tháng trở lên hải được công chứng, xác thực hoặc là có đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và điều 121, Luật Nhà ở 2014, hợp đồng thể mặt bằng kinh doanh, buôn bán được các bên ký kết phải được lập thành văn bản hành chính. Hợp đồng thuê mặt bằng được lập nên từ các cơ sở sau đây:

  • Căn cứ: nếu bên cho thuê là cá nhân, cần chứng minh quyền sở hữu mặt bằng kinh doanh của chủ sở hữu như: giấy chứng nhận mặt bằng thương mại, mẫu giấy ủy quyền cá nhân quản lý và cho thuê mặt bằng kinh doanh
  • Bên cho thuê: bên cho thuê có thể là chủ sở hữu của cơ sở kinh doanh hoặc người được ủy quyền hợp pháp để thuê mặt bằng kinh doanh.
  • Bên thuê: Chính là những cá nhân có nhu cầu sử dụng mặt bằng để phục vụ hoạt động kinh doanh.

Dựa vào các cơ sở và quy định luật ở trên, hợp đồng thuê mặt bằng được các luật sư soạn thảo chi tiết. Dưới đây sẽ là mẫu hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh được sử dụng phổ biến nhất:

  • Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng số 01:

Hợp đồng thuê mặt bằng - 1

Hợp đồng thuê mặt bằng - 2

Hợp đồng thuê mặt bằng - 3

  • Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng 02:

Hợp đồng thuê mặt bằng - 4

Hợp đồng thuê mặt bằng - 5

Hợp đồng thuê mặt bằng - 6

05 điều cần làm trước khi ký hợp đồng thuê mặt bằng

Mặt bằng có tác động rất lớn đến hoạt kinh doanh, buôn bán. Một khoản lợi nhuận khủng có thể được tạo ra nếu tận dụng được điểm mạnh của mặt bằng kinh doanh. Thế nhưng, việc quá vội vàng đặt cọc hoặc ký hợp đồng thuê mặt bằng khi chưa tìm hiểu kỹ đã khiến không ít người "dở khóc, dở cười" và mất một khoản tiền tương đối lớn.

Hợp đồng thuê nhà hay hợp đồng thuê mặt bằng, đều cần phải chú ý kỹ 05 điều dưới đây trước khi ký:

1. Tiền cọc thuê mặt bằng

Thông thường, bạn sẽ phải đặt cọc trước 3 đến 6 tháng và trả lại khi kết thúc hợp đồng. Tuyệt đối không đặt cọc khi không có giấy nhận cọc và trong hợp đồng thuê mặt bằng phải ghi rõ số tiền cọc và cách xử lý tiền cọc khi kết thúc hợp đồng đúng hạn hoặc trước hạn.

2. Số tiền thuê mặt bằng kinh doanh hàng tháng

Số tiền cho thuê hàng tháng sẽ được ghi cụ thể trong hợp đồng, ngoài ra phải chú ý đến đơn vị tiền tệ, hình thức thanh toán. Đặc biệt các quy định về việc tăng giá thuê mặt bằng cũng được nêu rõ: tăng tối đa và tối thiểu bao nhiêu %, báo trước cho bên thuê bao nhiêu ngày, nếu không đồng ý với mức tăng sẽ xử lý như thế nào?...

3. Diện tích mặt bằng cho thuê

Với trường hợp mặt bằng cho thuê là nhà nguyên căn đã được xây dựng với diện tích cụ thể thì dựa vào giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất để làm việc. Riêng với thuê mặt bằng là đất chưa được xây dựng, phải kiểm tra, đo đạc kỹ và ghi chi tiết vào hợp đồng.

4. Thời gian thuê mặt bằng

Các con số ngày, tháng, năm phải được ghi một cách rõ ràng, chính xác, tránh trường hợp bên thuê hoặc bên cho thuê lợi dụng sơ hở lấy lại mặt bằng sớm hơn hoặc bên thuê không chịu trả lại mặt bằng.

5. Tình trạng mặt bằng khi bàn giao

Nên kiểm tra cẩn thận tình trạng mặt bằng trước khi nhận, nếu rõ các vấn đề của mặt bằng trong hợp đồng, nếu cần thiết có thể lập phụ lục và kèm theo các hình ảnh thực tế. Tránh trường hợp khi trả mặt bằng bên cho thuê gây khó dễ, bắt đền bù,...

Hợp đồng thuê mặt bằng - 7

Lưu ý đối với hợp đồng thuê mặt bằng đã soạn thảo

Để đảm bảo tính hợp lệ, sau khi soạn thảo xong hợp đồng thuê mặt bằng, trước khi ký cần xem lại các vấn đề sau:

  • Cần chú ý các điều khoản thông tin liên quan đến tiền nong, không được động chạm, thay đổi kết cấu những nội dung đã mặc định ghi sẵn trong hợp đồng từ 1 phía
  • Cần đặt cọc có giấy tờ và chứng từ bảo đảm đã đặt cọc số tiền chính xác, ngày tháng đầy đủ, rõ tên người nhận và người nộp
  • Cần kiểm tra các hiện vật, tài sản nhà cửa, mặt bằng được bàn giao có ghi trong hợp đồng một cách rõ ràng nhất
  • Cần lưu ý đến khoản bồi thường nếu vi phạm hợp đồng

Hợp đồng thuê mặt bằng - 8

Trên đây là mẫu hợp đồng thuê mặt bằng được sử dụng phổ biến hiện nay. Trên cơ bản, những điều trên đủ để anh/chị nhận biết hợp đồng đúng hay sai, nên ký hay không. Trong trường hợp có một số điều khoản đặc thù, không thực sự hiểu về nội dung hợp đồng, nên nhờ luật sư có chuyên môn tư vấn kỹ càng hơn.

>>>> Xem thêm:

Đánh giá của bạn