Dự án khu công nghiệp: tất tần tật những điều cần biết

Nhắc đến dự án khu công nghiệp, hàng loạt khái niệm liên quan sẽ khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu. Tìm hiểu về khu công nghiệp hoặc có ý định mua hoặc thuê đất khu công nghiệp, trước hết phải hiểu tường tận các vấn đề thuộc về bản chất.

Trong những thập kỷ gần đây, công nghiệp trở thành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, từ cuối thế kỷ 20, việc đầu tư và phát triển các khu công nghiệp đã được nhà nước đặc biệt chú trọng. Đầu thế kỷ XX, số lượng dự án khu công nghiệp đã tăng đáng kể, không chỉ thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước mà Việt Nam đang là điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, khi cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 lan rộng và sự “góp mặt” của các FTA như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam.

Dự án khu công nghiệp - 1

Dự án khu công nghiệp đang trở thành mục tiêu của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiểu hơn về dự án khu công nghiệp và các yếu tố liên quan, cùng làm rõ bằng những nội dung dưới đây.

Các khái niệm liên quan đến dự án khu công nghiệp

Dự án khu công nghiệp là gì?

Dự án khu công nghiệp là cách chỉ riêng một khu công nghiệp độc lập có tên cụ thể và quy hoạch riêng biệt. Về khái niệm thì dự án khu công nghiệp sẽ được hiểu hoàn toàn giống khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý được xác định rõ ràng, không có dân cư sinh sống và được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên - xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Trong đó sẽ tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp.

Việc phân loại các dự án khu công nghiệp sẽ được căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Mục đích sản xuất
  • Mức độ mới - cũ
  • Tính chất đồng bộ của việc xây dựng
  • Quy mô lớn, vừa, nhỏ
  • Tình trạng cho thuê
  • Trình độ kỹ thuật
  • Chủ đầu tư
  • Tính chất của thực thể kinh tế xã - xã hội
  • Tính chất ngành công nghiệp
  • Lãnh thổ địa lý

Doanh nghiệp trong khu công nghiệp là gì?

Các dự án khu công nghiệp vốn là nơi được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục. Đây khu vực chuyên sản xuất hàng hóa công nghiệp, điểm lý tưởng để tập trung các doanh nghiệp, đồng thời tạo được mối liên kết để các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau.

Doanh nghiệp trong khu công nghiệp là hành động đầu tư tại khu công nghiệp sẽ phải đảm bảo được các quy trình đăng ký theo pháp luật doanh nghiệp và pháp luật đầu tư.

Để đăng ký thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầu tư nộp đến ban quản lý khu công nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2014. Về cơ bản, hồ sơ sẽ bao gồm một số giấy tờ như:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty do doanh nghiệp tự soạn thảo (theo mẫu dự thảo có sẵn)
  • Danh sách thành viên/cổ đông thành lập công ty, doanh nghiệp
  • Chứng chỉ hành nghề (bản sao) đối với trường hợp công ty được thành lập có ngành nghề nằm trong ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề
  • Chứng minh nhân dân hoặc giấy phép kinh doanh bản sao có chứng thực của cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập mới
  • Nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Quy hoạch khu công nghiệp là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 24 Luật Xây dựng 2014, khu công nghiệp là một trong các khu chức năng đặc thù, do đó việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp thực hiện theo các quy định tại Luật Xây dựng 2014, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định một số nội dung về quy hoạch xây dựng và Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.

Theo đó, khu công nghiệp được lập quy hoạch xây dựng theo 03 cấp độ với các quy mô như sau:

  • Đối với khu công nghiệp trên 500ha: Lập quy hoạch chung xây dựng. Trường hợp có quy mô trên 500 ha nằm trong khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt thì tiến hành lập các bước quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định tại Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
  • Đối với khu công nghiệp 200ha đến 500ha: Lập quy hoạch phân khu xây dựng làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trong khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt thì không cần lập nhiệm vụ quy hoạch.
  • Đối với khu công nghiệp quy mô diện tích dưới 200ha thì tiến hành lập ngay quy hoạch chi tiết xây dựng để làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

Trong đó, quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp được lập khi:

  • Các khu vực có quy mô trên 200ha: sau khi có quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Khu vực dưới 200ha: lập ngay quy hoạch chi tiết xây dựng (không cần lập quy hoạch phân khu xây dựng).

Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp là gì?

Tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp đang được xem là chỉ tiêu để đánh giá phát triển bền vững các khu công nghiệp. Khái niệm chung sẽ được hiểu như sau:

Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế: Tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp là tỉ lệ diện tích đất công nghiệp đã cho nhà đầu tư thuê, thuê lại để hoạt động sản xuất kinh doanh trên tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp và được tính theo tỷ lệ phần trăm (%).

Dự án khu công nghiệp - 2

Hạ tầng khu công nghiệp - các yếu tố cấu thành

Nhằm tăng sức hấp dẫn với các doanh nghiệp, dự án đầu tư, trước hết việc phát triển hệ thống hạ tầng của các khu công nghiệp phải đi trước một bước. Ở hầu hết các khu vực kinh tế trọng điểm, UBND tỉnh/thành phố đều phối hợp với chính phủ để đầu tư ngân sách cho việc xây dựng đồng bộ hạ tầng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Hạ tầng khu công nghiệp là gì?

Hạ tầng khu công nghiệp có thể hiểu là hoạt động sử dụng đất thuộc khu công nghiệp để xây dựng đồng bộ các yếu tố: hệ thống đường giao thông trong khu công nghiệp, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của khu công nghiệp.

Kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là gì?

Kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là tổng hợp các công trình vật chất, kỹ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bên trong khu công nghiệp.

Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp là gì?

Hạ tầng kỹ thuật là các công trình phục vụ cho hoạt động của khu công nghiệp, được xây dựng trên đất khu công nghiệp đã được quy hoạch bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật cụ thể như:

  • Công trình cấp nước
  • Công trình thoát nước
  • Công trình xử lý chất thải rắn
  • Công trình chiếu sáng công cộng
  • Các công trình khác như: Cống, bể kỹ thuật, bến bãi, kho;...

Dự án khu công nghiệp - 3

Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Trước khi các khu công nghiệp đi vào hoạt động, các chủ đầu tư dự án khu công nghiệp và đơn vị chức năng địa phương đã phải tốn nhiều thời gian và ngân sách để đầu tư hạ tầng công nghiệp.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư thì đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp được quy định như sau:

  • Hoạt động đầu tư kinh doanh hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc giao cho đơn vị sự nghiệp có thu làm nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất.

Nhiều người sẽ quan tâm đến việc, chủ đầu tư và địa phương huy động nguồn vốn như thế nào để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp?

Dựa vào nghị định Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế của Chính phủ số: 82/2018/NĐ-CP. Phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp như sau:

  • Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương để đầu tư kết cấu hạ tầng theo chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo từng giai đoạn.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ nhà đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp; có chính sách khuyến khích nhà đầu tư và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

Tại các khu vực quy hoạch đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, mặc dù chỉ mới được phê duyệt trên giấy tờ thì các dự án này đã có tác động không nhỏ đến kinh tế - xã hội và hoạt động bất động sản tại đây. Từ những tác động tích cực này, hầu hết các địa phương đều chú trọng vào việc thu hút đầu tư dự án khu công nghiệp và xem đây là mũi nhọn kinh tế.

Dự án khu công nghiệp - 4

>>>> Xem thêm:

Đánh giá của bạn