Đất rừng có sổ đỏ không? Những lưu ý khi mua bán đất rừng

Đất rừng có sổ đỏ không? Sổ đỏ đất rừng có điểm gì khác so với đất nông nghiệp hay đất ở? Giá trị của sổ đỏ rừng được quy định như thế nào?

Đây là những câu hỏi thường gặp nhất của người dân có đất rừng và đặc biệt là những người đang có nhu cầu bán hoặc chuyển nhượng. Mặc dù là loại đất phổ biến, thế nhưng phần lớn người sở hữu lại không am hiểu nhiều về luật cũng như các thủ tục hành chính liên quan.

Không để mất nhiều thời gian chỉ vì không hiểu, chưa biết các quy định về đất rừng. Dưới đây sẽ là những vấn đề liên quan không thể bỏ qua.

Đất rừng có sổ đỏ không - 1

Điều kiện cấp sổ đỏ cho đất rừng

Theo Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai thì chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng mà vốn để trồng rừng, tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và có một trong các giấy tờ sau đây thì được cấp Sổ đỏ.

Trong trường hợp này, người sở hữu phải có:

  • Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng
  • Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực
  • Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp không có giấy tờ thì thửa đất rừng phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Đất rừng có sổ đỏ không - 2

Hồ sơ xin cấp sổ đỏ cho đất rừng

Đất rừng đủ điều kiện cấp sổ đỏ, chủ sở hữu có nhiệm vụ chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các loại giấy tờ như sau:

  • Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK
  • Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
  • Một trong các loại giấy tờ để chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng (xem tại điều kiện cấp Sổ đỏ cho rừng sản xuất là rừng trồng ở trên)
  • Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng)
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Hồ sơ sẽ được nộp lên Phòng Tài nguyên và Môi trường, các cán bộ có thẩm quyền sẽ chịu trách nhiệm xử lý theo đúng chuyên môn và nhiệm vụ. Cũng giống như thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, các thủ tục cấp sổ đỏ đất từng hay sổ đỏ đất ruộng đều được quy định rõ, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ hướng dẫn rõ cho người dân.

Những lưu ý khi mua bán đất rừng

Hoạt động mua bán đất rừng được diễn ra khá sôi nổi ở hầu hết các địa phương. Không chỉ mua với mục đích canh tác, nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ đồng để gom mua đất rẫy số lượng lớn nhằm cho thuê lại, bán lại hoặc đợi cơ hội chuyển đổi mục đích sử dụng để đẩy cao lợi nhuận.

Đất rừng có sổ đỏ không - 3

Đất rẫy được mua bán nhiều ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên, khu vực miền núi phía Bắc và một số địa phương ở miền Trung. Ở mỗi khu vực, tính chất mua bán sẽ khác nhau và cả người mua và người bán đều cần phải đề phòng những rủi ro có thể gặp phải. Mua đất rừng cần chú ý những điều cơ bản sau:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng sổ đỏ đất rừng
  • Đảm bảo đất rừng không bị tranh chấp, không bị cầm cố ngân hàng và không vướng các vấn đề pháp lý
  • Đất rừng không nằm trong diện quy hoạch, đặc biệt các quy hoạch đã có kế hoạch sử dụng chi tiết
  • So sánh giá giữa các khu đất rừng lân cận, tránh mua hớ giá hoặc bán quá thấp
  • Không nên mua đất rừng thông qua cò mồi, trung gian
  • Hình thức mua thông qua đấu giá sẽ đảm bảo hơn về giá cả và pháp lý đất rừng, đất rừng cũng được định giá chính xác hơn.

Với trường hợp đất rừng chưa có sổ đỏ, người mua phải yêu cầu bên bán cung cấp đủ các giấy tờ và chứng minh các điều kiện đủ để được cấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật. Nếu như không đủ điều kiện và không có bất kỳ giấy tờ gì thì không nên mua bán vì sẽ vi phạm pháp luật và dễ gặp phải rủi ro.

Thủ tục mua bán phải tuân theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Các giấy tờ liên quan đến hợp đồng mua bán phải được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản và có công chứng của chính quyền địa phương.

>>>> Xem thêm:

Đánh giá của bạn