Danh sách các khu công nghiệp ở Đà Nẵng đến năm 2020 (Mới nhất)

Với vai trò là trung tâm công nghiệp của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, các khu công nghiệp ở Đà Nẵng đang nắm giữ vai trò "đầu tàu", tác động lớn đến tốc độ phát triển chung.

Gần 20 năm thành phố Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW (ngày 16/10/2003) về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đến nay Đà Nẵng đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới. Với những thành tựu đã đạt được Tp. Đà Nẵng xứng đáng với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ; trung tâm kinh tế- xã hội của miền Trung.

Thời điểm chia tách với tỉnh Quảng Nam, kinh tế công nghiệp Đà Nẵng chưa mạnh, lúc này toàn thành phố mới có 02 khu công nghiệp (KCN) với 06 dự án có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng và đưa vào sản xuất. Trải qua 2 thập kỷ phát triển, với hàng loạt chính sách mới được áp dụng, hàng trăm dự án cơ sở hạ tầng,... Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung, Đà Nẵng nhanh chóng đạt được những thành tựu nhất định.

Sau giai đoạn khó khăn từ 2006 đến 2016, thời điểm 2016 - 2019 Đà Nẵng liên tục đón nhiều dự án khu công nghiệp lớn với vốn đầu tư khủng từ trong và ngoài nước.

các khu công nghiệp ở Đà Nẵng 1

Bên cạnh sự đa dạng về loại hình khu công nghiệp, Tp. Đà Nẵng đặc biệt chú trọng vào cơ sở hạ tầng và các chính sách thu hút đầu tư. Tính đến năm 2020, Đà Nẵng có 6 khu công nghiệp và 1 khu công nghệ cao. Danh sách cụ thể:

Khu công nghiệp Đà Nẵng

  • Tên dự án: Khu công nghiệp Đà Nẵng
  • Chủ đầu tư: Công ty Liên doanh Massda
  • Quy mô khu công nghiệp: 62,99ha
  • Vị trí: thuộc địa phận phường Hải Bắc, quận Sơn Trà, nằm cách cảng biển Tiên Sa 6km về phía Nam, cách Sân bay quốc tế Đà Nẵng 5km về phía Đông và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng gần 2km.
  • Năm đi vào hoạt động: 1993

KCN được thành lập theo Giấy Phép đầu tư số 689/GP ngày 21/10/1993 của UBND về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng

  • Tên dự án: Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng
  • Chủ đầu tư: Công ty Phát triển và Khai thác Hạ tầng KCN Đà Nẵng (Daizico)
  • Quy mô: 77.3 ha
  • Vị trí: Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng (cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3,5 km, cách Cảng biển Tiên Sa 2,5km, cách Cảng biển Liên Chiểu 18,5 km)

Khu Công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 5210/UĐ-UB ngày 04/9/2001 (Giai đoạn 1) và Quyết định số 10939/UĐ-UB ngày 31/12/2002 (Giai đoạn 2) của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.

các khu công nghiệp ở Đà Nẵng 2

Khu công nghiệp Hòa Cầm

  • Tên dự án: khu công nghiệp Hòa Cầm
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Khu công nghiệp Hòa Cầm
  • Quy mô: 261 ha
  • Vị trí: Phường Hòa Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng (cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km, cách các công trình hạ tầng quan trọng như: cảng biển Tiên Sa, cảng biển Liên Chiểu, sân bay quốc tế Đà Nẵng đều nằm trong khoảng từ 5 đến 7km)

Được thành lập theo Quyết định số 1252/QĐ-BXD ngày 19/9/2003 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Hòa Cầm thành phố Đà Nẵng, do Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Đến nay, KCN Hòa Cầm đã được chuyển giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Hòa Cầm (Công ty IZI) làm chủ đầu tư.

Khu công nghiệp Hòa Khánh

  • Tên dự án: Khu công nghiệp Hòa Khánh
  • Chủ đầu tư: Công ty Phát triển và Khai thác Hạ tầng KCN Đà Nẵng (Daizico)
  • Quy mô: 423.5 ha (đây là KCN có quy mô lớn nhất tại Tp. Đà Nẵng tính đến năm 2020)
  • Vị trí: Phường Hòa Khánh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng (cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 10km, cảng biển Tiên Sa 20km, cảng Sông Hàn 13km, cảng biển Liên Chiểu 5km)

Khu công nghiệp Hòa Khánh được thành lập theo Quyết định số 3698/QĐ-UB ngày 12/12/1996 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ).

Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng

  • Tên dự án: Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng
  • Quy mô: 132,6ha (trong đó có 107,40 ha đất công nghiệp có thể cho thuê)
  • Vị trí: Phường Hoà Khánh Bắc, phường Hòa Hiệp Nam, Quận Liên Chiểu và xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang, Tp. Đà Nẵng

Khu công nghiệp Hòa Khánh Mở rộng được thành lập theo Quyết định số 2001/QĐ-UB ngày 25/3/2004 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Khu công nghiệp Liên Chiểu

  • Tên dự án: Khu công nghiệp Liên Chiểu
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng (SDN)
  • Quy mô: 307.71 ha
  • Vị trí: Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng (cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 15 km, cảng biển Tiên Sa 25 km, cảng Sông Hàn 18 km)

Khu công nghiệp Liên Chiểu được thành lập theo Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 18/4/1998 của Thủ tướng Chính Phủ.

Khu công nghệ cao Đà Nẵng

  • Khu công nghệ cao Đà Nẵng là 1 trong 3 dự án khu công nghệ cao (gồm: khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghệ cao Đà Nẵng và khu công nghệ cao Tp.HCM) trọng điểm cấp Quốc gia tính đến thời điểm hiện tại.
  • Tổng diện tích: trên 1.500 ha (bao gồm cả Khu công nghệ thông tin tập trung, và Khu phụ trợ)
  • Vị trí: xã Hòa Liên và xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng (cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 22km, nằm trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Dung Quất)

các khu công nghiệp ở Đà Nẵng 3

Được thành lập theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ Thành lập Khu công nghệ cao Đà Nẵng trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Khu công nghệ cao Đà Nẵng tập trung thu hút đầu tư trên các ngành nghề cụ thể như:

  • Công nghệ sinh học phục vụ y tế, nông nghiệp, thủy sản
  • Công nghệ vi điện tử, cơ điện tử và quang điện tử
  • Tự động hóa và cơ khí chính xác
  • Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, năng lượng mới
  • Công nghệ thông tin, truyền thông; phần mềm tin học
  • Công nghệ môi trường, công nghệ phục vụ hóa dầu và một số công nghệ đặc biệt khác

Với nhiều kế hoạch và mục tiêu đã đặt ra đến năm 2030, trong giai đoạn 10 năm tới, Tp. Đà Nẵng sẽ tiếp tục đón nhận thêm nhiều dự án khu công nghiệp mới. Bên cạnh nâng cao số lượng, Đà Nẵng sẽ đặc biệt chú trọng vào các loại hình khu công nghiệp mới, ưu ái cho khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp xanh,... nhằm tạo ra môi trường đầu tư tốt nhất cho các doanh nghiệp/nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo một số báo cáo kinh tế sơ bộ vào cuối tháng 10/2020, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, kinh tế Đà Nẵng có thể tăng trưởng âm đến 9,26% so với năm 2019. Trong đó, công nghiệp - xây dựng giảm tới 10.5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Đà Nẵng có thể phải chứng kiến xu hướng giản của tất cả các lĩnh vực đến hết năm 2020, thậm chí kéo dài đến quý 2/2021. Tuy nhiên, thành phố vẫn quyết liệt hành động thu hút đầu tư, đồng thời tập trung nguồn lực để triển khai hiệu quả các dự án được cấp phép vào cuối 2019 và trong năm 2020.

Với 1 khu công nghệ cao và 6 khu công nghiệp tại Đà Nẵng như hiện nay. Địa phương hoàn toàn có cơ sở để vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng. Đồng thời, tiến đến những vị trí cao hơn trong biểu đồ tăng trưởng kinh tế so với 5 thành phố trực thuộc Trung Ương hiện nay.

>>>> Xem thêm:

Đánh giá của bạn