Đánh giá tính thanh khoản của một số loại hình bất động sản

Trong bất động sản, có rất nhiều lựa chọn dành cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải loại hình nào cũng sở hữu tính thanh khoản tốt khi ra mắt trên thị trường.

Tăng tính thanh khoản cho bất động sản là câu chuyện đường dài của nhiều doanh nghiệp. Không phủ nhận sức hút lợi nhuận từ các hoạt động lướt sóng, nhưng để có được sự an toàn về lâu về dài, tính thanh khoản vẫn là yếu tố tiên quyết. Thanh khoản là gì, chắc hẳn những người quan tâm đến bất động sản, nhất là các nhà đầu tư đều đã có sự nghiên cứu nhất định. Bài viết này sẽ đi sâu vào việc phân tích cụ thể tính thanh khoản của một số loại hình bất động sản hiện nay, nhằm đưa ra cái nhìn khách quan và toàn diện nhất cho cuộc đua nhà đất đang hồi một gay cấn.

Đất nền

Đất nền là kênh đầu tư truyền thống nhưng có sức sống bền bỉ nhất trên thị trường bất động sản hiện nay. Theo thống kê trong quý II/2019, thị trường bất động sản Tp. Hồ Chí Minh ghi nhận có đến 92% sản phẩm đất nền bán được trong lần đầu tiên mở bán, cao nhất so với các phân khúc còn lại.

đất nền có tính thanh khoản tốt

Nhiều người lựa chọn đất nền để đầu tư chỉ đơn thuần vì có nhiều tầm giá và nhiều lựa chọn, từ trung tâm cho đến vùng ven, từ diện tích nhỏ đến diện tích lớn. Thế nhưng, ít ai chú ý đến tính thanh khoản, tức là khả năng bán ra. Thực tế, đất nếu mua rồi bỏ không cũng chẳng làm mất đi giá trị vốn có, chờ thời điểm thích hợp, tận dụng cơ hội trên thị trường, giá đất tăng lên chắc chắn sẽ mang lại khoản tiền chênh lệch hấp dẫn. Với các tin rao bán đất nền, lượng quan tâm luôn chiếm ưu thế hơn hẳn, nhất là với những người muốn đầu tư lướt sóng. Do đó, việc mua đất nền để đầu tư lâu dài hay ngắn hạn thì nhà đầu tư vẫn an tâm vì sẽ luôn tìm kiếm được khách hàng có nhu cầu, thậm chí nhanh chóng, đặc biệt nếu may mắn sở hữu tại các khu vực đang diễn ra sốt đất. Có thể thấy, đất nền là loại hình có tính thanh khoản tốt nhất hiện nay.

Shophouse

Đối với bất động sản thương mại, shophouse là sản phẩm được nhiều nhà đầu tư nhắm đến, một phần cũng dựa trên những tính toán khả quan về tính thanh khoản.

Theo thống kê, tại Hà Nội, nguồn cung shophouse chỉ chiếm khoảng 1 - 3% so với số căn hộ, biệt thự tại các dự án. Tại Tp. Hồ Chí Minh, lượng shophouse ra mắt trên thị trường được cho là sụt giảm vào cuối năm 2018, trong năm 2019 lại có xu hướng dịch chuyển dần về vùng ven để khai thác lợi thế về quỹ đất.
Nguồn cung có phần nhỏ giọt, trong khi nhu cầu sở hữu shophouse ngày một cao bởi loại hình đa năng và đẹp về vị trí như này rất tiềm năng để kinh doanh sinh lợi. Tỷ lệ chọi của người mua trung bình ở mức 1/10, con số không hề nhỏ khi đối chiếu với lượng sản phẩm hiện có.

Vì khan hiếm, shophouse hiển nhiên trở thành loại hình được săn đón và có mức giá tăng dần theo thời gian. Theo ghi nhận, nhiều shophouse có giá tăng từ 15 - 30% trong 1 - 2 năm, thậm chí có khu vực đạt mức 50%. Những con số trên cho thấy, shophouse cũng là một ứng viên tiềm năng về tính thanh khoản.

Officetel

Đây là loại hình kết hợp giữa căn hộ với văn phòng làm việc khá độc đáo và hút khách hiện nay. Với các doanh nghiệp nhỏ, đây là lựa chọn vô cùng hợp lý và kinh tế cho chủ doanh nghiệp. Hiện nay, xu hướng mua nhà cho thuê lại để sinh lời dài hạn khá phổ biến. Do đó, Officetel cũng phần nào hưởng lợi từ điều này, nhất là trong bối cảnh thương mại phát triển, các công ty, doanh nghiệp liên tiếp mọc lên.

officetel có tính thanh khoản tương đối

Tuy nhiên, sự “chậm mà chắc” của loại hình này có thể tạo nên trở ngại cho tính thanh khoản. Ở một thời điểm nào đó, loại hình mới hấp dẫn nhà đầu tư, nhưng về lâu dài chưa ai dám đảm bảo sức hút liệu có còn mạnh mẽ. Tuy nhiên, lợi thế lại nằm ở chi phí đầu tư ban đầu khá thấp, do đó, sẽ được những nhà đầu tư nhỏ quan tâm nhiều hơn. Với các nhà đầu tư mạnh về tài chính, có thể họ sẽ cân nhắc những phương án khác tạo ra lợi nhuận cao và nhanh chóng hơn.

Bất động sản nghỉ dưỡng

Biệt thự ven biển

Không thể phủ nhận, biệt thự nghỉ dưỡng là kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời ổn định nhất qua các năm. Trước đây, thị trường từng ghi nhận dấu hiệu giảm mạnh của nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, khu du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, bất động sản có sự “tái xuất” ấn tượng, lượng sản phẩm tung ra lại tăng đột biến với hơn 1.700 căn, gấp 8 lần quý I/2019. Sức tiêu thụ cũng khả quan hơn rất nhiều.

Thế nhưng, không bàn đến quy mô, vị trí hay tính pháp lý của dự án, giá bán các căn biệt thự luôn cao hơn hẳn so với các loại hình khác, chính vì vậy cũng sẽ kén người mua hơn, chỉ thực sự phù hợp cho những nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính. Do đó, tính thanh khoản của biệt thự ven biển không thể nào đánh giá dựa trên toàn bộ thị trường mà chỉ có thể nhắm đến nhóm đối tượng đặc thù của loại hình này.

tính thanh khoản của bất động sản nghỉ dưỡng

Condotel

Không thua kém gì Officetel, Condotel cũng là đứa “con lai” tạo nên làn sóng đầu tư mạnh mẽ trên thị trường. Tuy nhiên, lợi nhuận từ condotel phải là cuộc đua đường dài với không ít rủi ro từ thị trường và thị hiếu khách hàng. Một cách khách quan, tính thanh khoản của condotel chỉ cao khi được chủ đầu tư mở bán lần đầu tiên nếu sở hữu vị trí và thiết kế, tiện ích vượt trội. Nếu là kênh đầu tư sinh lời hiệu quả, rất ít nhà đầu tư muốn nhượng lại “kho báu” cho người khác; ngược lại, sản phẩm có lẽ không đạt được mục đích ban đầu của nhà đầu tư thì cũng rất khó để khách hàng khác tin tưởng.

Tuy nhiên, trong bối bất động sản nghỉ dưỡng nhiều cơ hội như hiện nay, những nhà đầu tư muốn có kênh lợi nhuận lâu dài, ổn định và muốn phong phú thêm về loại hình thì với mức chi phí vừa tầm, condotel vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn