Các loại hình khu công nghiệp hiện nay (chi tiết)

Dự án khu công nghiệp trở thành nhân tố tác động lớn đến cơ cấu kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Cùng với xu hướng của từng thời đại, nhiều loại hình khu công nghiệp đã được hình thành và phản ánh rõ sự phát triển nhanh chóng của các nền công nghiệp.

Ngoài việc phải phân biệt rõ ràng giữ các dự án khu công nghiệp, điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệpvùng công nghiệp. Thì các loại hình khu công nghiệp và mô hình khu công nghiệp cũng tồn tại rất nhiều điểm khác biệt.

Tại Việt Nam, các loại hình khu công nghiệp được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Về cơ bản có 04 loại khu công nghiệp sau đây:

Khu liên hợp công nghiệp

Khu liên hợp công nghiệp là các xí nghiệp công nghiệp trong khu công nghiệp dạng này được tổ chức hình thức liên hiệp hóa dây chuyền công nghệ.

Có thể hiểu thông qua ví dụ điển hình: Khu vực công nghiệp tập trung các xí nghiệp, nhà máy lớn về hóa chất cơ bản, các nhà máy lọc dầu, hóa dầu và các liên hợp về năng lượng, sửa chữa cùng các công trình kỹ thuật phục vụ sản xuất... là một mô hình khu công nghiệp liên hợp.

Loại hình khu công nghiệp - 1

Khu chế xuất

Khu chế xuất là một dạng khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành riêng cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất - nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất - nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.

Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Việc thành lập các khu chế xuất nhằm để nâng cao kim ngạch xuất khẩu của các nước đang phát, bù đắp bớt một phần thâm hụt trong cán cân thanh toán.

Khu chế xuất có vị trí, ranh giới được xác định từ trước, có các cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông nội khu sẵn có và không có dân cư sinh sống. Điều hành, quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do một Ban quản lý khu chế xuất điều hành.

Loại hình khu công nghiệp - 2

Khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành

Đây là khu vực tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp có đặc tính sản xuất khác nhau nhưng không gây ảnh hưởng xấu lẫn nhau. Tuy nhiên, ban quản lý khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành, đất khu công nghiệp phải có sự bố trí làm sao cho các ngành có tính chất gần nhau bố trí thành nhóm để đảm bảo hợp tác chặt chẽ với nhau trong sản xuất.

Loại hình khu công nghiệp - 3

Khu công nghiệp tổng hợp chuyên ngành

Ngay ở tên gọi đã thể hiện được tính chất của loại hình này. Khu công nghiệp tổng hợp chuyên ngành tập hợp các xí nghiệp thuộc một ngành hoặc một số ít ngành công nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm. Trong đó, ưu tiên phát triển khả năng liên hợp sản xuất giữa các xí nghiệp, sử dụng tổng hợp các nguồn nguyên liệu.

Tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề, mà các nhóm công nghiệp chuyên ngành thường có trong các ngành sau đây:

  • Công nghiệp hóa chất và công nghiệp hóa dầu
  • Công nghiệp cơ khí và thiết bị cơ khí
  • Công nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng
  • Công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm

Các loại hình khu công nghiệp 4

Tại Việt Nam, hầu hết các loại khu công nghiệp trên đều đã góp mặt. Tuy nhiên, số lượng giữa các loại hình có sự chênh lệch đáng kể. Các vấn đề liên quan đến từng loại khu công nghiệp sẽ được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể. Anh/chị có thể tham khảo chi tiết tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP.

>>>> Xem thêm:

Đánh giá của bạn