Đừng mua nhà ở xã hội nếu bạn chưa biết những điều này

Phần đa người lao động có nguồn tài chính eo hẹp trong bối cảnh giá cả leo thang như hiện nay đều mong muốn sở hữu một căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên đừng vội vàng quyết định nếu chưa thực sự nắm rõ các “quy tắc giao dịch” đối với loại hình này.

Chắc hẳn trước khi đưa ra lựa chọn “xuống tiền” để mua, phần lớn khách hàng đều đã có sự tìm hiểu cơ bản Nhà ở xã hội là gì, có phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình hay không. Thế nhưng, việc tìm hiểu trên lý thuyết và vận dụng vào thực tế có một khoảng cách khá lớn, nhất là với một lĩnh vực phức tạp như bất động sản. Do đó, để việc mua “nhà giá rẻ” được thuận lợi, người cần lưu ý một vài nội dung sau đây.

Nhà ở xã hội không dành cho tất cả mọi đối tượng

Trong bài viết về điều kiện mua nhà ở xã hội đã chỉ ra cụ thể các nhóm đối tượng theo quy định của pháp luật. Việc kiểm tra không chỉ qua việc người mua thấy mình đáp ứng đủ điều kiện, bên bán cũng sẽ yêu cầu các giấy tờ chứng minh nhằm đảm bảo giao dịch đúng người. Mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội một lần, do đó, việc xác thực thông tin là vô cùng quan trọng.

mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện luật định

Thời điểm ký kết hợp đồng

Từ thời điểm phần móng được xây dựng xong, phía chủ đầu tư đã có thể ký hợp đồng mua bán và nhận khoản tiền ứng trước từ khách hàng. Người mua lưu ý, theo quy định hiện hành, số tiền này phải đảm bảo không vượt quá 70% giá trị căn nhà ghi trong hợp đồng.

Ngoài ra, để chắc chắn về tính pháp lý, khách hàng có thể dựa trên một vài mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chuẩn theo quy định pháp luật hoặc nhờ bên tư vấn uy tín nhằm giảm thiểu rủi ro trong giao dịch.

Bán, cho thuê nhà ở xã hội

Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.

Theo quy định, bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở.

Trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

hiểu rõ trước khi mua nhà ở xã hội

Tất cả trường hợp giao dịch nhà ở xã hội không đúng với quy định của pháp luật đều không có hiệu lực, bên mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội; hoặc sẽ bị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi (nếu cần thiết).

Thế chấp, vay vốn từ ngân hàng

Theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội, mức vay vốn đối với nhà ở xã hội như sau:

  • Tối đa 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội đối với trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội.
  • 70% giá trị dự toán hoặc phương án tính toán giá thành và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay áp dụng cho trường hợp sửa chữa hoặc cải tạo lại nhà để ở.

Thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Nếu có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì người vay vốn thỏa thuận với Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay về vấn đề này.

Dựa trên cơ sở đề nghị từ Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định lãi suất cho vay theo từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay. Mức chênh lệch lãi suất được áp dụng trong giai đoạn 2016 - 2020 hiện đang là 3%/năm.

Việc vay vốn mua nhà là câu chuyện không hề đơn giản, cần tính toán sao cho hợp lý để không tạo thêm gánh nặng. Người mua có thể tham khảo thêm cách vay mua nhà thông minh và hiệu quả để có thêm phương án cho mình.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn