Đánh giá tiềm năng đầu tư đất Tân Phú, Đồng Nai

Nằm ở cực Bắc tỉnh Đồng Nai, dù cách trung tâm Tp. Biên Hòa hơn 120km nhưng đất Tân Phú, Đồng Nai lại được đáng giá rất cao về khả năng sinh lợi. Nhiều "ông lớn" đã bắt đầu để mắt đến thị trường này.

Đối với nhiều khách hàng, đất Tân Phú quả thực là khu vực không mấy ấn tượng khi nhắc đến bất động sản Đồng Nai. Đặc biệt, tại thời điểm thị trường đang khá ưu ái cho nhà đất phía Nam như: đất Long Thành, đất Nhơn Trạch. Phía Bắc chỉ mới có dấu hiệu sốt ở một số nơi như: nhà đất Trảng Bom, nhà đất Vĩnh Cửu.

Riêng đất Định Quán, đất Xuân Lộc, đất Cẩm Mỹ và đất Tân Phú chỉ mới được chú ý khoảng 02 năm trở lại đây. Phần đa khách hàng mua để đầu tư lâu dài, nhu cầu sử dụng chỉ chiếm khoảng 18 - 22%, do tiện ích và hạ tầng cơ sở tại các huyện này đều chưa thực sự vượt trội.

Đầu năm 2020, bất động sản Tân Phú bắt đầu "nóng lên" khi tập đoàn FLC đề xuất với UBND tỉnh Đồng Nai về việc triển khai dự án khu dân cư nông thôn mới, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí hồ Đa Tôn, huyện Tân Phú.

Ngay sau đó, hàng loạt chuyên gia và nhà đầu tư bắt tay vào nghiên cứu và tìm cơ hội làm giàu tại đây. Tuy nhiên, với các khách hàng mới, việc nghi ngờ về tiềm năng sẽ là điều dễ hiểu. Để chắc chắn hơn về các quyết định đầu tư, dưới đây là những thông tin về đất Tân Phú, Đồng Nai cần biết:

Tổng quan về huyện Tân Phú

Nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Đồng Nai, huyện Tân Phú là điểm kết nối giao thương với tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây nguyên. Trên địa bàn hiện có tuyến Quốc lộ 20 đi qua và cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt (đang xây dựng).

đất Tân Phú, Đồng Nai 1

Huyện nằm cách Tp. Biên Hòa 120km, cách Tp. HCM khoảng 145km, các nút giao thông Dầu Giây 80km. Có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận
  • Phía tây giáp các huyện Định Quán và Vĩnh Cửu
  • Phía nam giáp huyện Định Quán
  • Phía bắc giáp các tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước

Tân Phú là một trong những huyện có địa hình bị chia cắt mạnh mẽ nhất của tỉnh Đồng Nai. Hiện tại, kinh tế chủ đạo vẫn là nông nghiệp, song song với đó, huyện và UBND tỉnh cũng đang tích cực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhằm phát huy các lợi thế về công nghiệp và dịch vụ.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 802,4 km² (phần lớn là diện tích rừng Cát Tiên) và dân số là 170.670 người (năm 2019).

Toàn huyện hiện có 1 thị trấn Tân Phú và 17 xã: Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An, Phú Bình, Phú Điền, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Sơn, Phú Thanh, Phú Thịnh, Phú Trung, Phú Xuân, Tà Lài, Thanh Sơn, Trà Cổ.

Thông tin quy hoạch huyện Tân Phú đến năm 2030

Tính chất và chức năng vùng

  • Là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Đồng Nai giao thương với tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên
  • Là huyện xa nhất của tỉnh Đồng Nai, có tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế trang trại
  • Là trung tâm thương mại - dịch vụ của vùng kinh tế sinh thái phía Bắc tỉnh Đồng Nai

Các chỉ tiêu dự báo phát triển vùng

- Chỉ tiêu kinh tế xã hội:

Dự báo cơ cấu kinh tế của huyện Tân Phú đến năm 2030: Ngành nông lâm thủy sản dự kiến đạt 34%; ngành công nghiệp xây dựng dự kiến đạt 20%; ngành thương mại dịch vụ dự kiến đạt 46%.

- Dự báo phát triển dân số:

  • Năm 2020: Khoảng 190.000 - 195.000 người
  • Năm 2030: Khoảng 240.000 - 245.000 người

- Dự báo phát triển đô thị

Đến năm 2030 huyện Tân Phú có 02 đô thị trong đó:

  • Đô thị Tân Phú (thị trấn Tân Phú - đô thị loại IV)
  • Đô thị Phú Lâm (đô thị loại V)

đất Tân Phú, Đồng Nai 2

Cấu trúc không gian các vùng đô thị

Về cơ bản, huyện Tân Phú sẽ được chia thành 04 vùng phát triển:

  • Khu vực đô thị - công nghiệp: Với đô thị hạt nhân là thị trấn Tân Phú (tiểu vùng 1) kết hợp với đô thị dự kiến Phú Lâm (tiểu vùng 1 - đô thị loại V), khu công nghiệp Tân Phú. Đồng thời gắn kết không gian với các chuỗi các trung tâm xã dọc theo quốc lộ 20.
  • Khu vực tập trung dân cư phía Bắc: Trung tâm là xã Phú Lập kết nối không gian với xã Tà Lài về hướng Tây Bắc và xã Núi Tượng về hướng Đông Bắc, là trung tâm của tiểu vùng 3 của huyện.
  • Khu vực tập trung dân cư Nam Cát Tiên: Trung tâm là xã Nam Cát Tiên gắn với khu du lịch rừng Quốc gia Cát Tiên, là trung tâm của tiểu vùng 4 của huyện nằm trên trục đường tỉnh 774B.
  • Khu vực tập trung dân cư phía Nam: Trung tâm là xã Phú Điền, là trung tâm của tiểu vùng 2 của huyện nằm trên trục đường tỉnh 774B.

Định hướng phát triển hệ thống đô thị

Đến năm 2020, huyện Tân Phú sẽ có 1 đô thị loại V là thị trấn Tân Phú. Dự báo đến năm 2030 huyện Tân Phú có 2 đô thị, trong đó 1 đô thị loại IV là thị trấn Tân Phú và 1 đô thị loại V là đô thị Phú Lâm.

  • Thị trấn Tân Phú: Đến năm 2030 là đô thị loại IV. Quy mô dân số đến năm 2030 là 50.000 người. Quy mô đất xây dựng đô thị: Năm 2020 là 400 - 550 ha, năm 2030 là 550 - 750 ha.
  • Đô thị Phú Lâm (đô thị loại V): Quy mô dân số đến năm 2030 là 23.000 người. Quy mô đất xây dựng đô thị: Năm 2020 là 220 - 250 ha, năm 2030 là 250 - 300 ha.

Quy hoạch giao thông

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây - Đà Lạt: Tổng chiều dài tuyến 200,3 km. Đoạn qua địa bàn huyện Tân Phú có chiều dài khoảng 10 km.

  • Quốc lộ 20 - đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài 19 km
  • Đường tỉnh 774: Dài 4,7km, từ nay đến 2020, duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Sau 2020 nâng cấp mở rộng tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV, lộ giới 32m.
  • Đường tỉnh 774B: Dài 53,7 km, quy hoạch tuyến đạt cấp IV, mặt BTN, rộng 7m, nền 9m, lộ giới 32 m.

Ngoài ra, huyện sẽ hệ thống lại hàng loạt tuyến đường huyện như: đường thị trấn Tân Phú - Núi Tượng; đường Bắc Quốc lộ 20; đường Trà Cổ - Phú Lâm; đường Phú Thịnh - Phú An;...

Tiềm năng phát triển huyện Tân Phú trong tương lai

Chờ đón dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương hoàn thiện cùng hàng loạt hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư bài bản, huyện Tân Phú đang có triển vọng lớn trong việc thu hút nguồn ngân sách đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Với lợi thế đã có khu công nghiệp Tân Phú quy mô 54ha đi vào hoạt động từ năm 2007, huyện có nền tảng vững chắc để thực hiện tham vọng phát triển với quy mô lớn hơn,

Để nghênh đón đầu tư, huyện vừa đề xuất UBND tỉnh mở rộng KCN Tân Phú lên tổng diện tích 300 hecta, đầu tư các hạng mục về hạ tầng, giao thông tại KCN, CCN, đồng thời quy hoạch thêm CCN Phú Bình có vị trí nằm gần điểm giao giữa quốc lộ 20 và đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, vị trí này giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa thuận tiện hơn. Kết hợp với mục tiêu quy hoạch huyện đến năm 2030, huyện Tân Phú đang có những điều chỉnh lớn trên nhiều lĩnh vực.

Được đánh giá cao về tiềm năng phát triển cả về công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ trong tương lai. Tân Phú hoàn toàn có thể trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa mạnh của tỉnh Đồng Nai trong vài năm tới.

đất Tân Phú, Đồng Nai 3

Cơ hội đầu tư nhà đất Tân Phú đang mở rộng

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ năm 2018 đến năm 2020, có thể nhìn thấy sự thay đổi nhanh chóng của nhà đất huyện Tân Phú. Mặc dù không có lợi thế về vị trí địa lý, bất lợi đủ bề so với các huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đây lại là khu vực nhà đất giá rẻ cực kỳ màu mỡ của đất Đồng Nai.

Từ cuối năm 2019, nhiều nhà đầu tư phía Tây và Nam đã đổ xô về đây nghiên cứu thị trường và gom mua nhà đất. Bên cạnh đất nền Tân Phú, đất nông nghiệp Tân Phú cũng được đánh giá cao về khả năng sinh lợi.

Khẳng định mạnh mẽ hơn về tiềm năng của đất Tân Phú chính là những thay đổi lớn của giá đất Tân Phú trong bảng giá được UBND tỉnh phê duyệt vào đầu năm 2020. Mặt bằng toàn huyện tăng 30%, nhiều khu vực sở hữu tỷ lệ tăng gần 35%. Giá đất thổ cư từ mặt bằng 3 - 6 triệu/m2 nay đã đạt từ 4 - 8,5 triệu/m2. Đất nông nghiệp giá cao nhất cũng đang giao động ở mức 1 - 1,2 triệu/m2.

Với lợi thế quỹ đất lớn, giá đất rẻ, tiềm năng rõ rệt, đất Tân Phú - Đồng Nai hoàn toàn có thể góp mặt trong danh sách thị trường vùng ven tiềm năng giai đoạn 2020 - 2025.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn